Khi đã có thẻ cư trú Hà Lan, bạn phải tham gia kỳ thi hội nhập. Bạn phải có được chứng chỉ hội nhập để chứng minh việc bạn có đầy đủ điều kiện, tư cách trở thành công dân Hà Lan
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, Cơ quan Điều hành Giáo dục (DUO) đảm bảo việc thực thi và củng cố Đạo luật hội nhập Công dân. Bạn có phải tham gia kỳ thi hội nhập? Cơ quan DUO sẽ gửi một bức thư cho bạn để thông báo việc này.
Bạn có nhận thẻ cư trú trước ngày 1 tháng 1 năm 2013 hay không? Cơ quan phụ trách của thành phố phải chịu trách nhiệm về vấn đề nhập tịch của bạn. Bạn sẽ nhận được một lá thư từ chính quyền của thành phố bạn đang cư trú với yêu cầu bạn phải đăng ký tham gia kỳ thi hội nhập công dân.
Trường hợp bạn đã nhận được Thẻ Cư trú sau ngày 31 tháng 12 năm 2012? Bước tiếp theo, bạn phải vượt qua kỳ thi hội nhập công dân trong thời gian 3 năm.
Kỳ thi hội nhập công dân: điều kiện để có thẻ cư trú ‘nhân đạo vĩnh viễn’ và ‘lưu trú vĩnh viễn’
Nếu bạn nộp hồ sơ xin thẻ cư trú vĩnh viễn hoặc thẻ cư trú tạm thời trên cơ sở nhân đạo vĩnh viễn sau khi cư trú 5 năm tại Hà Lan với người thân trong gia đình, bạn phải có được chứng chỉ hội nhập công dân.
Miễn trừ: Trường hợp nào tôi có thể được miễn thi hội nhập?
Bạn không cần phải làm bài thi hội nhập trong những trường hợp sau:
- Bạn dưới 18 tuổi.
- Bạn đã đến tuổi hưởng lương hưu Hà Lan hợp pháp (AOW). Tuổi hưởng lương hưu theo luật pháp Hà Lan sẽ khác nhau tùy trường hợp.
- Bạn đã sống ở Hà Lan ít nhất 8 năm trong độ tuổi bắt buộc đi học.
- Bạn có quốc tịch Bỉ hoặc Luxembourg.
- Bạn có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bạn là một thành viên trong gia đình mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Những thành viên trong gia đình có thể là:
o Vợ/ chồng hay người sống chung với bạn như vợ/chồng(có đăng ký);
o Con/cháu chắt của người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư và vợ/chồng, hay người sống chung như vợ/chồng của họ (có đăng ký) – dưới 21 tuổi hoặc đang sống phụ thuộc vào họ.
o Bố/mẹ hoặc ông/bà của người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư và vợ/chồng, hay người sống chung như vợ/chồng của họ (có đăng ký), đang sống phụ thuộc vào họ.
- Bạn có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ sau:
o Giấy chứng nhận hội nhập công dân theo Đạo luật hội nhập công dân.
o Có bằng cấp, chứng chỉ tại Bỉ hoặc Suriname. Chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan và bạn đã qua môn tiếng Hà Lan, Bạn có bằng tốt nghiệp trung học phỏ thông hoặc bằng cấp tương đương như bằng trung cấp nghề (MBO) level 2, bằng đại học hoặc cao học (HBO).
o Có bằng cấp, chứng chỉ tại Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten hoặc Sint Eustatius. Chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan và bạn đã qua được môn tiếng Hà Lan. Các văn bằng được chấp thuận bao gồm: mavo, havo, vwo, lbo, mbo, hbo.
o Bạn có bằng tú tài Châu Âu tại một trường thuộc châu Âu (như được quy định trong Quy chế đối với trường châu Âu), với điều kiện bạn có tham gia lớp học tiếng Hà Lan, như ngôn ngữ thứ 1 hoặc thứ 2 và qua môn tiếng Hà Lan.
- Bằng trung học cơ sở hệ tú tài quốc tế – International Baccalaureate Middle Years Certificate, chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông quốc tế (IGCSE hoặc bằng tú tài quốc tế (IB).Hoặc bạn đã tham gia khóa học tiếng Hà Lan và qua môn.
- Giấy chứng nhận kết quả thi nhập tịch trước ngày 1 tháng 4 năm 2007. Bạn đã vượt qua 5 bài kiểm tra về: kiến thức về chính phủ và xã hội – kennis van staatsinrichting en maatschappij, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hà Lan.
- Giấy chứng nhận tham dự kỳ thi hội nhập công dân trong khuôn khổ Đạo luật hội nhập dành cho người mới đến. Bạn đã hoàn thành chương trình WIN – chương trình giảng dạy tiếng Hà Lan như ngôn ngữ thứ 2 trước ngày 31 tháng 12 năm 2006. Việc xác nhận phải có trong báo cáo của Trung Tâm Giáo Dục Vùng (ROC). Báo cáo cho biết rằng bạn đã vượt qua bài kiểm tra cho phần kỹ năng ‘nghe’ và ‘nói’ – level NT2-2, các phần ‘đọc’ và ‘viết’ ở level NT2-1 và cho phần Định hướng xã hội đạt 80% nếu bài thi được thực hiện sau ngày 31 tháng 8 năm 2001 hoặc đạt 85% nếu bài thi được thực hiện trước ngày 1 tháng 9 năm 2001.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận hội nhập công dân trong khuôn khổ Đạo luật hội nhập công dân (Dành cho người mới đến) nếu bạn hoàn thành chương trình WIN vào năm 2007 hoặc 2008. Việc xác nhận phải có trong báo cáo của Trung Tâm Giáo Dục Vùng (ROC). Báo cáo cho biết bạn ít nhất đã đạt các phần ‘nghe’, ‘nói’, ‘đọc’ và ‘viết’ ở level NT2-2 ** và cho phần Định hướng xã hội đạt 80% nếu bài thi này được thực hiện sau ngày 31 tháng 8 năm 2001 hoặc 85% nếu thử nghiệm được thực hiện trước ngày 1 tháng 9 năm 2001.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận hội nhập công dân cho người nhập cư với các kỹ năng ‘Nghe’, ‘Nói’, ‘Đọc’ và ‘Viết’ ở level NT2-2.
- Một bản sao giấy xác nhận được cấp sau khi bạn vượt qua ‘Bài kiểm tra miễn trừ ngắn’ (kết quả bài thi đạt trước ngày 1 tháng 1 năm 2013). Xác nhận rằng bạn đã đạt đến trình độ B1 theo Khung chuẩn Châu Âu về Ngoại ngữ.
- Một bản sao công chứng quyết định miễn trừ (công văn) từ ban điều hành thành phố dựa trên:
- Điều 5, đoạn 2 của Đạo luật Hội nhập Công dân (dành cho người mới đến), trích dẫn bạn không cần phải làm bài thi hội nhập công dân, do thực tế là tiếng Hà Lan của bạn đã đủ tốt.
- Điều 5, đoạn 4 của Đạo luật Hội nhập Công dân (dành cho người mới đến), chỉ rõ không phải làm bài thi hội nhập công dân, do thực tế bạn đã vượt qua bài kiểm tra như được đề cập tại điều khoản này.
- Một bản sao của giấy xác nhận được sử dụng để chứng minh rằng bạn đã không phải làm bài thi nhập tịch dựa trên Điều 4 của Nghị định đối với việc thi nhập tịch.
- Bản sao thư từ Cơ quan điều hành giáo dục (Dienst Uitvoering Onderwijs – DUO) nêu rõ vì những thành tích nổi bật của bạn, cơ quan DUO kết luận rằng bạn không cần tham dự kỳ thi hội nhập công dân. Bạn có thể sử dụng lá thư này trong trường hợp bạn buộc phải tham gia khóa học hội nhập công dân sau ngày 31 tháng 12 năm 2012.
- Bản sao thư từ Cơ quan điều hành giáo dục (Dienst Uitvoering Onderwijs – DUO) nêu rõ nhờ những thành tích nổi bật của bạn, cơ quan DUO kết luận rằng bạn không cần phải đạt yêu cầu các phần trong bài thi hội nhập, như được đề cập trong Điều 7 (2b và 2c) của Đạo luật Hội nhập Công dân. Và một bản sao xác nhận của DUO rằng bạn đã hoàn tất khóa học hội nhập tại Điều 7 (2a) của Đạo luật Hội nhập Công dân (WIN). Bạn có thể gửi các giấy tờ này nếu bạn bắt buộc phải tham gia khóa học hội nhập công dân trong khoảng thời gian sau ngày 30 tháng 9 năm 2017.
Bạn không đủ điều kiện để được miễn thi theo như các trường hợp trên? Vui lòng liên hệ với cơ quan DUO để có thể lấy chứng chỉ hội nhập công dân.
- Thư từ DUO xác nhận bạn được miễn tham gia khóa học hội nhập vì đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề level 1 (MBO level 1); nhưng với bằng tiếng Hà Lan như ngôn ngữ thứ hai I hoặc II (NT2), bạn sẽ không được miễn thi, vẫn cần phải có bằng hội nhập công dân hoặc đạt đủ điều kiện để được miễn trừ dựa trên các trường hợp đã đề cập trước đó.
- Thư từ ban điều hành thành phố hoặc từ DUO xác nhận bạn không cần phải tham gia khóa học hội nhập vì bạn đã đạt điều kiện hội nhập một cách đầy đủ và rõ ràng, Bạn vẫn cần phải có bằng tốt nghiệp hội nhập công dân.
Miễn trừ: Tôi phải làm gì nếu không thể tham gia kỳ thi hội nhập công dân?
Nếu bạn không thể tham gia kỳ thi hội nhập công dân vì thuộc các trường hợp đặc biệt? Bạn có thể yêu cầu xin miễn tham gia khóa học hội nhập và được miễn làm bài thi.
Bạn sẽ được miễn trừ trong một số trường hợp cá nhân đặc biệt nếu cung cấp được một trong những giấy tờ sau:
- Thư gửi từ ban điều hành thành phố xác nhận vì lí do sức khỏe như rối loạn tâm lý, suy giảm thể chất hoặc bệnh tâm thần, bạn không thể vượt qua kỳ thi hội nhập công dân (nếu bạn phải hội nhập trước ngày 1 tháng 1 năm 2013);
- Thư từ DUO xác nhận do rối loạn tâm lý, suy giảm thể chất hoặc khuyết tật tâm thần, bạn không thể vượt qua kỳ thi hòa nhập công dân (nếu bạn phải hội nhập sau ngày 31 tháng 12 năm 2012);
Bài viết liên quan
CANADA ĐÓNG CHƯƠNG TRÌNH STUDENT DIRECT STREAM (SDS)
Chương trình SDS là gì? SDS (Study Direct Stream) là một chương trình visa ưu
Th11
Chương trình định cư Atlantic Immigration Program (AIP) cung cấp con đường nhanh hơn để nhận PR tại Canada
Chương trình Di trú Đại Tây Dương (AIP) là con đường di trú dành cho
Th11
Quebec công bố kế hoạch nhập cư 2025
Thông báo chung Jean-François Roberge, Bộ trưởng Bộ Di trú Quebec, đã công bố thông
Th11
Quebec tạm dừng hai chương trình thường trú nhân chính của tỉnh bang
Quebec, với nền văn hóa Pháp đặc trưng và những chính sách nhập cư hấp
Th11
CANADA CÔNG BỐ CHỈ TIÊU NHẬP CƯ 3 NĂM TỚI TỪ 2025 – 2027
Nhập cư Canada đang thu hẹp lại các mục tiêu tiếp nhận thường trú nhân
Th10
Sự khác biệt giữa thường trú nhân Canada và công dân Canada là gì?
Ở Canada, thường trú nhân (PR) được hưởng nhiều đặc quyền giống như công dân,
Th10