Như các bạn đã biết, UniStar vừa rồi có tổ chức buổi hội thảo về Định cư Úc với sự tham gia của ông Victor Hau – Thành viên Bộ Di trú về các vấn đề xoay quanh luật Visa 457, quốc tịch Úc và Partner visa. UniStar Immigration sẽ tóm tắt một số thay đổi về luật Quốc tịch Úc được đưa ra trong buổi hội thảo đấy:


Một vài số liệu được đưa ra là
– Kể từ ngày 26/01/1949 đã có hơn 5 triệu người chọn vào quốc tịch Úc
– Trong năm tài chính 2016-2017 (tính đến 30/4/2017) có 105336 người được cấp quốc tịch Úc

Một số thay đổi chính được đưa ra vào ngày 20/04/2017
– Thời gian trước khi nộp hồ sơ vào quốc tịch là 4 năm có PR
– Tiếng Anh ở mức độ “competent” (trừ người trên 60 tuổi và dưới 16 tuổi)
– Thêm các yêu cầu chứng minh sự hoà nhập với cộng đồng
– Thêm các câu hỏi về giá trị Úc trong bài thi quốc tịch
– Kể từ 16 tuổi trở lên sẽ yêu cầu phải tuyên thệ khi nhận quốc tịch
– Nếu trượt bài thi quốc tịch 3 lần thì 2 năm sau mới được nộp lại

Một số câu hỏi mà Ông Victor Hau đã trả lời hôm đấy:

1: Trình độ tiếng Anh thế nào gọi là “competent”?
Trả lời: Theo luật, tiếng Anh ở mức độ “competent” tương đương với IELTS 6 hoặc các mức điểm tương tự ở các bài thi tiếng Anh khác nhau. Có thể tham dự bài kiểm tra tiếng Anh ở các trung tâm do Bộ Di trú định sẵn nếu chưa có IELTS

2: Yêu cầu tiếng Anh là bắt buộc khi nộp hồ sơ hay sau khi nộp hồ sơ?
Trả lời: Đây là điều kiện khi nộp hồ sơ phải đạt được

3: Nếu một người thi IELTS được 7.0 và nộp hồ sơ visa xin PR (ví dụ như 189). Sau khi chờ 4 năm PR để xin quốc tịch thì có phải thi lại tiếng Anh không?
Trả lời: Có, vì IELTS lúc đó đã hết hạn

4: Ông có nghĩ thời gian PR 4 năm trước khi thi quốc tịch là dài không?
Trả lời: Hiện thời gian chờ thi quốc tịch ở các nước như sau
– Anh (UK): 5 năm
– Đức: 8 năm
– Mỹ: 5 năm
– New Zealand: 5 năm

5: Với những người nộp hồ sơ sau ngày 20/4/2017 đến nay thì áp dụng luật gì?
Trả lời: Áp dụng luật mới

6: Nếu những người nộp sau 20/4/2017 và chưa đủ điều kiện tiếng Anh thì thế nào?
Trả lời: Bộ Di trú sẽ gửi thư yêu cầu bổ sung giấy tờ về tiếng Anh hoặc yêu cầu tham dự bài kiểm tra tiếng Anh. Tuy nhiên, bộ Di trú sẽ không gửi thư này cho đến khi quốc hội thông qua luật về quốc tịch, dự tính là vào tháng 11 năm nay.

Theo trang mạng của Bộ Di trú Úc, kể từ ngày 19/4/2017, visa 457 sẽ được thay thế bằng visa TSS (Temporary Skill Shortage), có thời hạn 2 hoặc 4 năm, và áp dụng chính thức từ tháng 3/2018.
Cùng lúc đó, Danh sách Tay nghề Định cư (Skilled Occupations List – SOL) sẽ được thay thế bằng Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL), áp dụng cho các loại visa 189, 489 và 485 (Graduate Work Stream).
Bên cạnh đó, Danh sách Tay nghề Cần bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL) sẽ được đổi thành Danh sách Tay nghề Tổng hợp (Combined List of Eligible Skilled Occupations), bao gồm Danh sách Tay nghề Ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List – STSOL) và một số ngành nghề trong MLTSSL, áp dụng cho các loại visa 186, 190, 489 và 407.

Như vậy, tất cả hồ sơ visa TSS (tên gọi mới của 457) nộp từ ngày 19/4/2017 trở đi sẽ phải có ngành nghề nằm trong danh sách STSOL hoặc MLTSSL.
– Nếu ngành của bạn nằm trong STSOL, thì visa TSS của bạn chỉ có thời hạn 2 năm, có thể gia hạn thêm 1 lần, nhưng không thể xin PR thông qua Visa 186 hoặc 187.
– Nếu ngành của bạn nằm trong MLTSSL, thì visa TSS của bạn sẽ có thời hạn 4 năm, được xin visa 186 hoặc 187 sau 3 năm có visa TSS (tức tăng thêm 1 năm so với 457).

Những ai đang có ý định nộp visa 457, thì kể từ ngày 19/4/2017, chỉ có thể nộp cho các ngành trong danh sách STSOL hoặc MLTSSL.
Xem Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL), áp dụng từ 19/4/2017.
Xem Danh sách Tay nghề Tổng hợp, bao gồm Danh sách Tay nghề Ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List – STSOL) và một số ngành nghề khác, áp dụng từ 19/4/2017.

Bài viết liên quan

CANADA ĐÓNG CHƯƠNG TRÌNH STUDENT DIRECT STREAM (SDS)

Chương trình SDS là gì? SDS (Study Direct Stream) là một chương trình visa ưu

Chương trình định cư Atlantic Immigration Program (AIP) cung cấp con đường nhanh hơn để nhận PR tại Canada

Chương trình Di trú Đại Tây Dương (AIP) là con đường di trú dành cho

Quebec công bố kế hoạch nhập cư 2025

Thông báo chung Jean-François Roberge, Bộ trưởng Bộ Di trú Quebec, đã công bố thông

Quebec tạm dừng hai chương trình thường trú nhân chính của tỉnh bang

Quebec, với nền văn hóa Pháp đặc trưng và những chính sách nhập cư hấp

CANADA CÔNG BỐ CHỈ TIÊU NHẬP CƯ 3 NĂM TỚI TỪ 2025 – 2027

Nhập cư Canada đang thu hẹp lại các mục tiêu tiếp nhận thường trú nhân

Sự khác biệt giữa thường trú nhân Canada và công dân Canada là gì?

Ở Canada, thường trú nhân (PR) được hưởng nhiều đặc quyền giống như công dân,

Để lại một bình luận