Cơ quan giám sát cạnh tranh của Úc thông báo những kẻ lừa đảo đã tống tiền người nhập cư bằng cách đe dọa họ sẽ bị trục xuất nếu không trả tiền.

Hội đồng Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (ACCC) đã nhận 300 báo cáo về các vụ lừa đảo từ tháng ba. Phó chủ tịch ACCC, Delia Rickart cho biết, số tiền các nạn nhân bị chiếm đoạt lên đến 2.600 USD mỗi người.
“Trò lừa đảo diễn ra khi nạn nhân nhận được một cuộc điện thoại từ kẻ lạ mặt tự xưng là nhân viên Bộ kiểm soát biên giới và người nhập cư Úc. Kẻ này thông báo rằng giấy tờ của nạn nhân có vấn đề và yêu cầu trả phí, nếu không họ sẽ bị trục xuất. Chúng đeo bám dai dẳng và vô cùng phiền nhiễu”, bà Rickard cho biết.
Có khá ít người biết về trò lừa đảo này và cộng đồng người Ấn ở Úc là đối tượng bị tấn công nhiều nhất. Điều đáng tiếc là đến giờ phút này vẫn chưa có kẻ nào bị bắt.
“Vô cùng khó khăn để điều tra những trò lừa đảo như thế này và cách phòng tránh tốt nhất là hãy thông báo cho mọi người về chúng”. Cũng theo bà Rickard, bọn lừa đảo thường nhắm vào hai đối tượng chính:
Một là chúng gọi đến các gia đình nhập cư và thông báo hồ sơ của họ có trục trặc. Hai là chúng nhắm đến các gia đình nhập cư đang bảo lãnh hoặc hỗ trợ giấy tờ Di cư cho người thân, bạn bè của mình. Chúng quát tháo và đe dọa rằng nếu họ không trả tiền, người thân của họ sẽ bị bỏ tù hoặc họ đã bị bỏ tù rồi.
Bọn lừa đảo thường yêu cầu thanh toán thông qua Western Union hoặc thẻ quà tặng iTunes. Trong khi đó, Sở Di trú Úc không bao giờ yêu cầu thanh toán bằng hình thức này.

Bà phó chủ tịch cũng tin rằng những kẻ lừa đảo này không sống tại Úc. “Thông thường chúng gọi đến từ các trung tâm ở nước ngoài. Tôi khuyên rằng bất kỳ ai nhận được những cuộc gọi này, hãy cúp máy hoặc liên lạc với Sở Di trú”.

Dưới đây là những cách đơn giản để người nhập cư có thể tự bảo vệ bản thân và tố cáo các hành vị lừa đảo, tống tiền:
-Nếu nhận được cuộc gọi từ bất kỳ ai tự xưng là người của Sở Di trú Úc hoặc bất kỳ cơ quan chính phủ nào thông báo nạn nhân sẽ bị trục xuất, trừ khi trả tiền, hãy cúp máy.
– Nếu hoài nghi ai đó khi họ nói họ đến từ Sở Di trú, hãy liên lạc ngay lập tức với cơ quan này. Đừng liên lạc hay truy cập vào các số điện thoại, thư điện tử và website được cung cấp từ người gọi. Thay vào đó, tìm kiếm thông tin về chúng trên các nguồn độc lập như danh bạ hoặc công cụ tìm kiếm điện tử.
– Không bao giờ gửi tiền thông qua chuyển khoản hoặc bất cứ kênh nào cho đối tượng lạ mặt hoặc không tin tưởng.
– Không bao giờ giao thông tin cá nhân, tài khoản ngân hoặc thông tin thẻ tín dụng qua điện thoại trừ khi biết rõ đối phương và lý do tại sao họ gọi. Nếu nghi ngờ mình đang cung cấp thông tin cá nhân cho kẻ lừa đảo, hãy gọi ngay cho ngân hàng và các trung tâm tài chính ngay lập tức.
– Nhận biết các khoản phí DIBP và để biết tại sao bị yêu cầu trả thêm tiền, hãy kiểm tra phí DIPB tại đây.
– Nắm rõ tình trạng visa và quyền lợi của bản thân. Đa phần, DIBP không chọn cách liên lạc qua điện thoại, vì thế nếu nhận được một cuộc gọi tự xưng là người của DIBP và thông báo tình trạng trục trặc của hồ sơ, không cung cấp thông tin và kết thúc cuộc gọi ngay lập tức. Nạn nhân có thể báo cáo các vấn đề này cho Sở Kiểm soát biên giới và nhập cư thông qua dịch vụ xuất nhập cảnh của họ.
*tại đây: http://www.border.gov.au/Trav/Visa/Fees

Bài viết liên quan

CHÍNH PHỦ CANADA NGỪNG CHO PHÉP CHUYỂN ĐỔI VISA DU LỊCH SANG VISA LAO ĐỘNG

Nội dung thông báo Kể từ ngày 28/08/2024, cư dân tạm thời tại Canada với

Chi phí để mua nhà ở Canada

Mua nhà ở Canada đã trở thành vấn đề chính đối với người dân Canada

QUY ĐỔI ĐIỂM CHUẨN NGÔN NGỮ CLB SANG IELTS

CLB (Canadian Language Benchmark) là gì? CLB là viết tắt của Canadian Language Benchmark, dịch

7 câu hỏi thường gặp về giấy phép lao động (work permit) của Canada

Work Permit hay giấy phép lao động của Canada.

NHỮNG CÔNG VIỆC NÀO ĐƯỢC CẤP NHIỀU LMIA NHẤT TẠI CANADA?

LMIA là một văn bản đánh giá tình trạng việc thuê lao động nước ngoài

7 Lý Do Nên Chọn Canada Định Cư

Canada từ lâu đã được xem là điểm đến lý tưởng cho những ai mong

Trả lời